15h00
Các chỉ số rung lắc mạnh khi bên mua và bên bán luân phiên nhau chiếm ưu thế. Đã có lúc VN-Index tăng gần 15 điểm nhưng lực bán ngày càng dâng cao khiến chỉ số bị thu hẹp đáng kể. Trong đó,
VNM quay đầu giảm 1,4% xuống 96.100 đồng/cp,
VPB giảm 1,5%,
CTG,
FPT,
EIB… đều đảo chiều giảm giá.
Ở chiều ngược lại,
VRE tăng 2,3% lên 24.100 đồng/cp,
GAS tăng 2,5%,
MWG,
VHM,
VJC… duy trì được sắc xanh giúp VN-Index tăng 4,99 điểm (0,65%) lên mức 773,91 điểm. Toàn sàn có 195 mã tăng, 143 mã giảm và 70 mã đứng giá.
Trên HNX,
SHB tăng 1,2% lên 16.400 đồng/cp,
PVS tăng 1,2%,
DGC tăng 1,6%... giúp HNX-Index giữ được sắc xanh đến cuối phiên trước áp lực của
ACB giảm 0,5% xuống 20.300 đồng/cp,
TNG giảm 3,1%...
HNX-Index dừng ở mức 106,97 điểm, tăng 0,17 điểm (0,16%). Toàn sàn có 98 mã tăng, 62 mã giảm và 56 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (0,51%) lên 51,74 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 59 mã giảm và 40 mã đứng giá. Một số cổ phiếu như
OIL tăng 10% lên 7.700 đồng/cp,
BSR tăng 7,1%,
ACV tăng 3,6% lên 60.700 đồng/cp…
Thanh khoản toàn thị trường thấp hơn so với phiên trước với giá trị đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 275 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 330 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào các cổ phiếu như
VRE,
HDB,
VPB,
STB,
VNM...
14h10
Mở cửa phiên chiều, các chỉ số không có biến động lớn. VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc 775 điểm. Các cổ phiếu như
VNM,
VPB,
HDB… tiếp tục giảm giá. Ở chiều ngược lại,
VCB,
STB,
BID… tăng nhẹ.
Cổ phiếu
GIL tăng trần. Công ty công bố BCTC quý I với doanh thu thuần hợp nhất đạt 722 tỷ đồng, tăng 32% so cùng kỳ năm trước lãi sau thuế 43 tỷ đồng, tăng 32%.
Các cổ phiếu cùng ngành có sự trái chiều, trong khi
MSH tăng 0,8 điểm lên 33.000 đồng/cp,
VGT tăng 2,7%... thì
TNG giảm 2,4% xuống 12.400 đồng/cp,
TCM giảm 0,7%...
VN-Index hiện ở mức 774,81 điểm, tăng 5,89 điểm (0,77%). HNX-Index tăng 0,13 điểm (0,12%) lên 106,93 điểm.
11h30
Một số cổ phiếu vốn hoá lớn như
SAB tăng 3,1% lên 180.400 đồng/cp,
HPG tăng 3,6%,
GAS tăng 2,8%... giúp giữ nhịp cho các chỉ số trước áp lực bán tăng cao trở lại.
Một vài cổ phiếu midcap duy trì được nhịp hồi như
DGW tăng 2,3% lên 24.000 đồng/cp,
PPC tăng 2,1%,
DPR tăng 4,2%...
Đối với nhóm cổ phiếu đầu cơ (penny) vẫn giao dịch khá tích cực khi nhiều mã tăng trần, có thể kể đến như
FCM,
HSG,
DHM…
VN-Index dừng ở mức 774,47 điểm, tăng 5,55 điểm (0,72%). Toàn sàn có 192 mã tăng, 122 mã giảm và 71 mã đứng giá.
HNN-Index cũng có chung diễn biến khi tăng 0,28 điểm (0,26%) lên 107,08 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 63 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Trên UPCoM,
MML tăng 3,8% lên 52.500 đồng/cp,
VGI tăng 3,6%,
VEA tăng 2,7%... góp phần giúp UPCoM-Index giữ được sắc xanh và tăng 0,1 điểm (0,19%) lên 51,58 điểm. Toàn sàn có 102 mã tăng, 45 mã giảm và 40 mã đứng giá.
Khối lượng toàn thị trường phiên sáng đạt hơn 170 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị khoảng 2.400 tỷ đồng.
11h05
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu của nhóm ngành săm lốp giao dịch khá tích cực. Doanh nghiệp săm lốp ghi nhận lợi nhuận quý I tăng mạnh nhờ vào việc giá nguyên vật liệu giảm. Trong đó,
DRC đạt lợi nhuận sau thuế 37,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ và cổ phiếu đang giao dịch ở mức 18.800 đồng/cp, tăng 1,1%.
CSM tăng 1,6% lên 15.500 đồng/cp. Quý I, công ty đạt 12,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp hơn 6 lần cùng kỳ.
VN-Index hiện ở mức 775,62 điểm, tăng 6,7 điểm (0,87%). HNX-Index tăng 0,54 điểm (0,51%) lên 107,31 điểm.
9h30
Ngay đầu phiên giao dịch, đà hồi phục của các chỉ số được duy trì khi nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng giá. Trong nhóm VN30, tất cả các mã chứng khoán đều tăng giá, dẫn đầu là
VRE với 4,7% lên 24.650 đồng/cp,
MWG tăng 3%,
HPG tăng 3,1%,
BID tăng 2,5%...
Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa vừa nhỏ cũng cho thấy được sự tích cực, trong đó,
DBC tăng 4,8%,
BWE tăng 4,3%,
HSG,
QCG đều tăng trần...
VN-Index tăng 15,98 điểm (2,08%) lên 784,9 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 18 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị khoảng 310 tỷ đồng.
Trên HNX,
SHB tăng 3,1% lên 16.700 đồng/cp,
ACB tăng 1%,
VCS tăng 3%... giúp HNX-Index tăng 1,41 điểm (1,32%) lên mức 108,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 12 triệu cổ phiếu, giá trị xấp xỉ 80 tỷ đồng.
UPCoM-Index cũng có diễn biến tương tự khi tăng 0,44 điểm (0,85%) lên 51,93 điểm.
Khối ngoại bán ròng hơn 12 tỷ đồng trên HoSE và UPCoM, mua ròng khoảng 2 tỷ đồng tại HNX. Các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng là
IDJ,
TIG,
PLC... và mua ròng ở các cổ phiếu
ART,
HPG,
HQC...
Thị trường chứng khoán trong nước phiên giao dịch ngày 22/4 tăng điểm trở lại nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.
BID tăng 4,3% lên 36.200 đồng/cp,
HDB tăng 3,5%,
VPB tăng 3,3%,
HCM tăng trần,
SSI tăng 3,5%... Bên cạnh đó, các cổ phiếu khác như
SAB tăng 2,9%,
MSN,
PNJ,
VNM… đều tăng giá đóng góp không nhỏ vào đà hồi phục của các chỉ số.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu họ 'Vin' và dầu khí gây thất vọng khi đồng loạt giảm giá.
VN-Index dừng ở mức 768,92 điểm, tăng 2,08 điểm (0,27%). HNX-Index tăng 2,1 điểm (2,01%) lên 106,8 điểm.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Khối ngoại mua vào 21,1 triệu cổ phiếu, trị giá xấp xỉ 528,2 tỷ đồng trong khi bán ra khoảng 33,2 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 864,8 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 12,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng khoảng 337 tỷ đồng.
Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng hơn 315 tỷ đồng (tăng 65,7% so với phiên trước), khối lượng bán ròng tương ứng khoảng 11,5 triệu cổ phiếu.
BVSC dự báo thị trường sẽ tiếp tục có các nhịp tăng giảm đan xen và hướng xuống vùng hỗ trợ quanh đường MA20 tại 730-740 điểm.
SHS cho rằng VN-Index có thể sẽ giảm điểm trở lại với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 750 điểm và vùng kháng cự trong khoảng 780-800 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones tăng 456,94 điểm, tương đương 1,99%, lên 23.475,82 điểm. S&P 500 tăng 62,75 điểm, tương đương 2,29%, lên 2.799,31 điểm. Nasdaq tăng 232,15 điểm, tương đương 2,81%, lên 8.495,38 điểm.
MSCI châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,6% trong phiên chiều 22/4, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều đảo chiều và phục hồi. Nikkei 225 của Nhật Bản duy trì đà giảm, mất 0,7%. Tuy nhiên, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,9%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 0,6% và 1%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,4%.
Giá dầu Brent tương lai tăng 1,04
USD, tương đương 5,4%, lên 20,37
USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 15,98
USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 6/1999. Giá dầu WTI tương lai giao tháng 6 tăng 2,21
USD, tương đương 19,1%, lên 13,78
USD/thùng.
Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp mới thẻ xanh, một động thái theo ông là sẽ giúp bảo vệ việc làm của người dân Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.