Phiên giao dịch ngày 22/5, các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dầu khí, bán lẻ… đều điều chỉnh khiến cho VN-Index mất gần 10 điểm. Điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu ngành thép và phân bón với
HPG,
HSG,
NKG,
DPM,
DCM… đều tăng giá.
Nhà đầu nước ngoài tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay nhưng áp lực đã giảm đáng kể, chỉ gần 15 tỷ đồng, giảm 77,8% so với phiên trước. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 27 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 746 tỷ đồng, trong khi bán ra 36,8 triệu đơn vị với giá trị tương ứng khoảng 757 tỷ đồng.
Đối với HoSE, khối này mua ròng trở lại 23,7 tỷ đồng sau khi rút vốn hơn gần 67 tỷ đồng trong phiên hôm trước. Nhưng nếu tính theo khối lượng thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng 6,8 triệu cổ phiếu.
Đứng đầu danh sách mua ròng là
VNM với 43,65 tỷ đồng. Cổ phiếu được khối ngoại mua vào 3 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 160 tỷ đồng.
VCB được mua ròng phiên thứ 11 với 36,8 tỷ đồng;
VHM được mua hơn 151 tỷ đồng sau 4 phiên. CCQ VFMVN Diamond tiếp tục được hút được dòng tiền với phiên thứ 8 được mua ròng.
Ở chiều ngược lại,
HPG bị bán ròng hơn khoảng 180 tỷ đồng trong 4 phiên gần đây. Theo sau là CCQ E1VFNVN30 với 22,5 tỷ đồng và
CII là 15 tỷ đồng. Một cổ phiếu ngành thép là
NKG cũng bị rút vốn 9 phiên với hơn 40 tỷ đồng. Mới đây, công ty thông báo mua lại 10 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ từ ngày 2/6 đến 30/6.
Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng 31,7 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 3,3 tỷ đồng của phiên trước.
SHB tiếp tục đứng đầu danh sách bán ròng với gần 28 tỷ đồng. Cổ phiếu này đóng của tăng trần lên 13.200 đồng/cp sau khi xuất hiện dòng tiền vào bắt đáy phiên hôm qua (21/5). 2 cổ phiếu bị bán ròng trên 1 tỷ là
TIG và
PGS.
Ngược lại,
VCS được mua ròng phiên thứ 2 với giá trị chỉ đạt 390 triệu đồng. Các cổ phiếu khác như
NTP,
PVI,
AMV cũng có diễn biến tương tự khi giá trị chỉ hơn 200 triệu đồng.
Tại UPCoM, dòng vốn ngoại bán ròng trở lại 6,8 tỷ đồng.
ACV bị bán ròng 15 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 161 tỷ đồng. Tiếp theo sau là
VIB và
BSR với 1,55 tỷ đồng và 800 triệu đồng. Trong khi đó,
LPB được dòng vốn ngoại hướng đến khi mua vào 3,4 tỷ đồng và
VTP là 24 tỷ đồng sau 13 phiên.