15h00
Kết phiên, VN-Index không biến động nhiều trong ngày đáo hạn phái sinh tháng 5. Chỉ số đóng cửa ở mức 855,27 điểm, tăng 0,83 điểm (0,1%). Toàn sàn có 186 mã tăng, 176 mã giảm và 69 mã đứng giá.
Phiên chiều có phần sôi động hơn khi một số cổ phiếu ngân hàng, thép như
VCB,
BID,
HPG,
NKG… giao dịch khá tích cực. Các cổ phiếu vốn hoá lớn như
PLX,
VJC,
VHM,
VRE.. giữ được sắc xanh.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu như
DGW,
LDG.. tăng trần,
DLG tăng 6,2%,
VGC tăng 4,5% lên 19.900 đồng/cp,
BMP tăng 3,6%...
Trên HNX,
SHB giảm 3,4% xuống 14.000 đồng/cp,
CEO giảm 3,3%,
SHS,
PVS,
NDN,
DGC… đều giảm giá. HNX-Index đứng ở mức 112,74 điểm, giảm 0,53 điểm (-0,47%). Toàn sàn có 85 mã tăng, 89 mã giảm và 45 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,2%) xuống 55,77 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 78 mã giảm và 47 mã đứng giá.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 5.100 tỷ đồng, xấp xỉ so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại trên HoSE và UPCoM, mua ròng trên HNX. Các cổ phiếu bị bán ròng là
VIC,
MSN,
VCB,
VHM,
BID… và mua vào ở các mã như
PLX,
HPG,
VRE,
NVL,
DGW…
11h30
Kết phiên sáng, VN-Index dừng ở mức 854,89 điểm, tăng 0,45 điểm (0,05%). Toàn sàn có 123 mã tăng, 219 mã giảm và 66 mã đứng giá.
Nhóm bất động sản khu công nghiệp và cao su ghi nhận sự bứt phá. Các cổ phiếu như
SZL tăng 3,7% lên 42.500 đồng/cp,
SZC tăng 3%,
PHR tăng 1,8%,
TIP tăng 2,9%... Bên cạnh đó, một số cổ phiếu
DGW tăng 5,3% lên 31.850 đồng/cp,
LDG tăng 5,2%,
DHC tăng 2%...
Trên HNX,
TVC giảm sàn xuống 15.100 đồng/cp,
SHS giảm 2,4%,
SHB giảm 1,4%,
ACB,
PVS,
NDN… đều giảm giá đã khiến HNX-Index giảm 0,86 điểm (-0,76%) xuống 112,41 điểm. Toàn sàn có 58 mã tăng, 84 mã giảm và 49 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,55%) xuống 55,57 điểm. Toàn sàn có 60 mã tăng, 57 mã giảm và 47 mã đứng giá.
Thanh khoản phiên sáng đạt hơn 2.600 tỷ đồng với khối lượng tương ứng gần 207 triệu cổ phiếu.
11h15
VN-Index lấy lại sắc xanh khi một số cổ phiếu vốn hoá lớn như
VCB tăng 1% lên 85.500 đồng/cp,
VHM tăng 0,7%,
PLX tăng 2,1%...
GEX tăng 1,2% lên 16.500 đồng/cp. Đại diện HĐQT trình kế hoạch năm 2020 với 2 kịch bản. Nếu thực hiện hợp nhất Viglacera, Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 975 tỷ đồng, giảm 12% so với năm trước. Trong trường hợp không hợp nhất, lợi nhuận sẽ giảm 33% còn 735 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức là 10%.
NKG tăng 0,6% lên 7.820 đồng/cp. Doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 12.000 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng cho năm 2020.
9h35
Ngay đầu phiên giao dịch, trạng thái phân hoá của phiên trước tiếp tục diễn ra. Trong nhóm VN30,
VRE giảm 3,6% xuống 26.500 đồng/cp,
CTD giảm 4,5%,
MSN giảm 2,1%,
HPG giảm 1,3%, các cổ phiếu khác như
VNM,
GAS,
VIC... đều giao dịch kém tích cực. Ở chiều ngược lại, lực đỡ đến từ
SAB tăng 1,9% lên 169.300 đồng/cp,
VCB tăng 1%,
FPT,
VHM,
TCB... đều tăng nhẹ.
Theo đó, VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,07%) xuống 853,86 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 48,4 triệu cổ phiếu với giá trị tương ứng 586 tỷ đồng.
Trên HNX,
KLF giảm 4,3% xuống 2.200 đồng/cp,
CEO giảm 4,3%,
NDN giảm 1,7%... đã khiến cho HNX-Index giảm 0,34 điểm (-0,29%) xuống 113,1 điểm.
Phiên giao dịch ngày 17/6, nhiều nhóm ngành như chứng khoán, dầu khí, bất động sản, ngân hàng… có sự phân hoá rõ nét đã khiến cho các chỉ số biến động hẹp. VN-Index đóng cửa ở mức 854,44 điểm, giảm 1,69 điểm (-0,2%). HNX-Index giảm 2,22 điểm (-1,92%) xuống 113,27 điểm.
Khối ngoại duy trì trạng thái tích cực khi mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với hơn 100 tỷ đồng. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 16,7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 473 tỷ đồng, trong khi bán ra 14,3 triệu đơn vị với giá trị tương ứng gần 373 tỷ đồng.
Tại HoSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 99 tỷ đồng, tăng 75,7% so với phiên trước.
PLX được mua vào phiên thứ 4 với tổng giá trị hơn 66 tỷ đồng. 2 cổ phiếu họ 'Vin' là
VHM và
VRE được mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị lần lượt là 50,6 tỷ đồng và 36,5 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại,
VCB bị bán ròng mạnh nhất với 13,6 tỷ đồng. Tính rộng ra, cổ phiếu này đã bị rút vốn 101,6 tỷ đồng sau 4 phiên.
DBC bị bán ròng trở lại hơn 10,1 tỷ đồng.
MSN bị bán phiên thứ 5 với tổng giá trị hơn 68 tỷ đồng.
BVSC dự báo VN-Index sẽ có diễn biến giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong biên độ 840-845 điểm và 863-867 điểm trong những phiên cuối tuần. Nỗ lực hồi phục của chỉ số sẽ gặp khó khăn tại vùng 863-867 điểm.
VDSC cho rằng thị trường chuyển qua trạng thái khá trầm lắng sau những phiên biến động mạnh. Sau giai đoạn tăng kéo dài, rủi ro trong ngắn hạn vẫn ở mức cao khi áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu.