• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,31 -0,73/-0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,31   -0,73/-0,06%  |   HNX-INDEX   226,38   +0,17/+0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,32   -0,03/-0,03%  |   VN30   1.301,49   -2,55/-0,20%  |   HNX30   484,54   -0,11/-0,02%
14 Tháng Mười Một 2024 10:43:01 SA - Mở cửa
Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp có thể giãn đơn hàng hoặc chuyển phương thức khi cước vận tải đột biến
Nguồn tin: Người đồng hành | 11/01/2021 3:30:22 CH
Giá cước vận tải đường biển quốc tế tăng cao là tình trạng chung ở nhiều cảng biển trên thế giới do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đây là nguyên nhân khách quan và rất khó cho hãng tàu nội địa điều tiết giá cước vận tải.
Ngày mai (12/1) sẽ có cuộc họp giữa các bộ và cơ quan liên ngành để giải quyết vấn đề này.
 
Về việc giá cước vận tải hàng hóa quốc tế tăng đột biến thời gian gần đây, trao đổi với Người Đồng Hành, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết đây là hiện tượng chung của toàn cầu và không riêng gì Việt Nam, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 
Tình trạng thiếu container rỗng đã đẩy cước vận tải biển tăng cao đột biến ở nhiều cảng quốc tế, trong đó có Việt Nam.
 
Tại Mỹ và EU, do  áp dụng biện pháp phòng, chống dịch và thiếu nhân công khiến năng lực bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa giảm. Hàng hóa phải mất cả tuần mới được bốc dỡ tại các cảng của Anh, rất giống so với tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi đầu năm. Lo ngại tình trạng ùn ứ, hãng tàu không dám cho thêm tàu xuất cảng, xuất hiện tình trạng thiếu container rỗng, trong khi đó, Việt Nam vẫn có khả năng xuất khẩu khiến giá cước vận tải tăng cao.
 
“Đây là nguyên nhân khách quan và rất khó cho hãng tàu trong việc điều tiết giá cước vận tải. Nếu chưa hết dịch Covid-19, tình trạng này có thể vẫn còn kéo dài”, ông Hải nói.
 
Vị này đề xuất doanh nghiệp xuất khẩu có thể tạm giãn hoặc chuyển sang những phương thức khác như hàng không, chi phí sẽ rẻ hơn so với tàu thủy nếu so sánh giá cước ở thời điểm này. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp có thể tính đến việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt với cước ổn định và thời gian giao hàng nhanh hơn.
 
Ngày mai (12/1) sẽ có cuộc họp giữa các bộ ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn liên quan về việc giá cước vận tải hàng hải quốc tế tăng cao.
 
Ngày 29/12, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu hãng tàu có biện pháp tăng lượng dự trữ, lưu chuyển container rỗng (loại 40 feet) ở thị trường nội địa, giảm giá dịch vụ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container trong bối cảnh cầu tăng cao như hiện nay.
 
Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh, cơ quan quản lý đã nhận được phản phản ánh về việc giá cước tăng 2-10 lần, tùy theo chặng, kể từ tháng 11 vừa qua. Trong đó, cước thuê container đi Anh là 1.420 USD/container 20 feet vào tháng 10, con số này đã tăng lên 5.420 USD vào tháng 11 và lên mức 7.200 USD vào tháng này. Hay như cước thuê container từ Thái Lan về Việt Nam là 60 USD/container, kể từ tháng 10 trở về trước, tuy nhiên mức giá này đã tăng lên gấp 10 lần vào tháng 11. Đồng thời, cước thuê container từ Việt Nam đi Los Angeles (Mỹ) tháng 11 đã cao hơn 4.000 USD/container so với thời điểm trước đó một tháng, vào khoảng 700-1.000 USD.
 
Ngoài ra, Chỉ số Harpex Shipping Index (theo dõi giá thuê tàu container) đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 7 lên mức 947 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008 (thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra).
 
Theo số liệu của sàn giao dịch vận chuyển Shanghai Shipping Exchange (Trung Quốc), tính đến giữa tháng 11/2020, chi phí vận chuyển một container 20 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Singapore là khoảng 802 USD, tăng 370% so với mức 170 USD vào tháng trước đó. Các chuyến hàng từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á sẽ đến Singapore trước khi chuyển đi châu Âu và khu vực Trung Đông.
 
Chi phí vận chuyển hàng bằng container từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hiện cũng ở mức cao kỷ lục do thiếu container. Chỉ số container toàn cầu của Freightos Baltic (FBX), mức bình quân của 12 tuyến vận chuyển container chính trên toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục 2.359 USD/container 40 feet hồi giữa tháng 11/2020, tăng 30% so với tháng 7. Chi phí vận chuyển tăng lên mức cao kỷ lục tại tất cả các tuyến vận chuyển chính.
 
Ngoài ra, dữ liệu của Freightos tại Refinitiv Eikon cũng cho thấy chi phí vận chuyển một container từ Trung Quốc đến cảng tại Bờ Đông nước Mỹ trên thế giới đã đạt mức kỷ lục 4.750 USD/container 40 feet vào giữa tháng 11/2020, tăng 42% kể từ đầu tháng 7/2020. Bờ Đông nước Mỹ được xem là một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới. Giá cước vận chuyển container từ Trung Quốc đến Bờ Tây nước Mỹ hiện cũng tăng 50% so với hồi tháng 7/2020 lên 3.878 USD/container 40 feet.
 
Giới phân tích nhận định chi phí vận chuyển bằng container từ khu vực châu Á đi Eu và Mỹ sẽ còn giữ ở mức cao trong thời gian tới do việc thiếu hụt container sẽ khó có thể sớm được giải quyết. Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và tình hình dịch bệnh nên nhiều chuyến tàu chở container rỗng chiều về từ Mỹ, EU vẫn chưa thể quay lại khu vực Châu Á.
 
Việc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không vẫn chưa được khai thông vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới, phần lớn đội bay trên toàn cầu vẫn chưa được cất cánh. Ngoài ra, nhiều bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép khiến tình trạng thiếu hụt container trở nên trầm trọng hơn.