Trong một diễn biến khác, HĐQT BWE đã quyết định giải thể CTCP Tái chế Vật liệu xanh 3R do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid, sản phẩm gạch sản xuất ra không tiêu thụ được và không bù được chi phí sản xuất khiến kinh doanh không hiệu qua trong thời gian dài.
CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase – Mã
BWE) vừa công bố thông tin về chủ trưởng đầu tư mua cổ phần của 2 công ty nước là CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (mã
CTW) và CTCP Cấp nước Cần Thơ 2.
Theo kế hoạch, Biwase dự kiến sẽ gom vào từ 20-50% số cổ phần có quyền biểu quyết tại 2 đơn vị trên. Sau khi hoàn thành việc mua vào,
CTW và Cấp nước Cần thơ 2 sẽ trở thành công ty liên kết của Biwase.
Hiện
CTW đang giao dịch trên sàn UpCOM và đã tăng khoảng 40% trong 1 năm trở lại đây nhưng thanh khoản chỉ "èo uột" thậm chí nhiều phiên không có giao dịch. Sau thông tin Biwase muốn gom hàng,
CTW đã tăng kịch trần lên 21.800 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng 24/3 với khối lượng giao dịch 2.500 đơn vị. Năm 2021,
CTW đạt doanh thu 297 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 47 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu
BWE đang giao dịch gần đỉnh quanh mức 49.000 đồng/cổ phiếu, tăng 63% trong 1 năm trở lại đây. Vốn hóa thị trường tương ứng gần 9.500 tỷ đồng, lớn nhất trong số các doanh nghiệp ngành nước trên sàn chứng khoán.
Trong một diễn biến khác, HĐQT Biwase đã quyết định giải thể CTCP Tái chế Vật liệu xanh 3R do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid, sản phẩm gạch sản xuất ra không tiêu thụ được và không bù được chi phí sản xuất khiến kinh doanh không hiệu qua trong thời gian dài.
Năm 2022, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu khoảng 3.850 tỷ đồng, tăng trưởng tối thiểu 10%, lợi nhuận sau thuế tối thiểu 750 tỷ đồng, tương đương với thực hiện trong năm 2021. Ngoài ra, công ty cũng đặt kế hoạch cổ tức tối thiểu 13% vốn điều lệ.
Trong năm 2022, đối với lĩnh vực cấp nước, công ty dự kiến đầu tư mạng lưới ống phân phối, phát triển công tác đấu nói khách hàng nhằm cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng, sản xuất ngày càng nhiều hơn và để phát huy tối đa công suất của các công trình đã được hoàn thành từ năm 2020 như NMN Tân Hiệp, Dĩ An, Uyên Hưng, Nam Tân Uyên, NMN Chơn Thành.
Tiếp tục tập trung đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước ở những khu vực có tiềm năng như TX Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Hớn Quản …
Đối với lĩnh vực xử lý chất thải, tăng cường thu gom và xử lý hết lượng rác tiếp nhận nhận ngày càng tăng cao của nhà máy xử lý chất thải cũng như phát huy hết công suất dây chuyền xử lý rác thành phân hữu cơ công suất 840 tấn/ngày và lò đốt rác với công suất 200 tấn/ngày.