15h00
Về cuối phiên giao dịch, đà tăng của chỉ số chính là VN-Index được củng cố đáng kể khi các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng như
VIB,
TCB,
MBB,
CTG,
STB,
HDB... nới rộng được đà tăng, trong đó,
VIB tăng 4,7% lên 35.400 đồng/cp,
STB tăng 4% lên 18.300 đồng/cp,
TCB tăng 3,7% lên 36.300 đồng/cp.
SHB cũng tăng mạnh 4,5% lên 16.100 đồng/cp và là nhân tố chính giúp đẩy HNX-Index lên trên mốc tham chiếu.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành chứng khoán cũng biến động tích cực, trong đó,
SSI tăng 6,1% lên 31.500 đồng/cp,
VND tăng 3,3% lên 26.350 đồng/cp,
VCI tăng 2,3% lên 54.200 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,72 điểm (1,32%) lên 1.126,91 điểm. Toàn sàn có 297 mã tăng, 134 mã giảm và 58 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,16 điểm (0,07%) lên 223,84 điểm. Toàn sàn có 119 mã tăng, 53 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,23%) xuống 73,89 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức chỉ tương đương phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 699 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 14.960 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.402 tỷ đồng.
11h30
Về cuối phiên sáng, đà tăng của nhiều cổ phiếu lớn được củng cố và điều này giúp nới rộng sắc xanh của VN-Index, trong đó,
BCM tăng 5,4%,
SSI tăng 4%,
TCB tăng 3%,
BVH tăng ,1%...
Trong khi đó, HNX-Index giảm điểm do áp lực khá lớn đến từ
PHP và
THD trong đó,
PHP giảm đến 6,3% xuống 15.000 đồng/cp,
THD cũng giảm 2,7% xuống 164.000 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 8,73 điểm (0,78%) lên 1.120,92 điểm. Toàn sàn có 250 mã tăng, 162 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,2%) xuống 223,24 điểm. Toàn sàn có 82 mã tăng, 65 mã giảm và 54 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,54%) xuống 73,66 điểm.
Thanh khoản thị trường không quá cao khi tổng khối lượng giao dịch đạt 380 triệu cổ phiếu, trị giá chỉ 7.540 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.016 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn mua ròng 174 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE: Nguồn: FireAnt.
9h40
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 5/2 vẫn với diễn biến giằng co trong biên độ hẹp của các chỉ số, nhóm cổ phiếu lớn tiếp tục có sự phân hóa. Tuy nhiên, đà tăng dần được nới rộng khi dòng tiền tập trung vào nhóm vốn hóa lớn nhiều hơn.
Hiện tại, các cổ phiếu dầu khí như
PVD,
PVS,
BSR,
PVC... vẫn diễn biến tích cực.
PVD tăng 3,6% lên 20.300 đồng/cp,
PVS tăng 2,2% lên 18.700 đồng/cp,
GAS tăng 1,6% lên 82.300 đồng/cp.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn như
SSI,
CTG,
BVH,
VIC,
STB,
HVN... đồng loạt tăng giá và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
SSI tăng 2,7%,
CTG tăng 2,4%,
BVH tăng 1,7%,
VIC tăng 1,6%.
Hiện tại, VN-Index tăng 5,77 điểm (0,52%) lên 1.117,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 79,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.705 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,17 điểm (0,08%) lên 223,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,21 triệu cổ phiếu, trị giá 288 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,24%) xuống 73,88 điểm.
Các chỉ số chứng khoán phiên 4/2 diễn biến giằng co rung lắc khó chịu với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột. Thanh khoản cũng giảm đáng kể so với phiên liên trước. Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng nhưng giảm đáng kể so với phiên trước và ở mức 95 tỷ đồng.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng sau một đợt tăng trưởng mạnh, thị trường chứng khoán đang tạm thời dừng lại và đi vào vùng điều chỉnh ngắn hạn. Đây là ảnh hưởng của việc chốt lãi ngắn hạn cũng như sự điều tiết thị trường không rơi vào đà tăng trưởng nóng. Do vậy các nhà đầu tư có thể tranh thủ tạm chốt lãi ngắn hạn và mua vào các cổ phiếu đã điều chỉnh hoàn thành.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo thị trường sẽ tăng điểm nhẹ với diễn biến giằng co, tăng giảm đan xen trong phiên cuối tuần.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 4/2, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 332,26 điểm, tương đương 1,08%, lên 31.055,86 điểm. S&P 500 tăng 41,57 điểm, tương đương 1,09%, lên 3.871,74 điểm, vượt đỉnh 3.855,36 điểm thiết lập hôm 25/1. Nasdaq tăng 167,2 điểm, tương đương 1,23%, lên 13.777,74 điểm, vượt đỉnh 13.635,99 điểm thiết lập hôm 25/1.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương hầu hết giảm trong phiên 4/2. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,65%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,55% trong khi Topix tăng 0,081%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,35%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,44% còn Shenzhen Component giảm 0,835%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,6%. ASX 200 của Australia giảm 0,87%.
Chốt phiên 4/2, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 38 cent lên 58,84 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 59,04 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 21/2/2020. Giá dầu WTI tương lai tăng 54 cent lên 54 USD/thùng, chạm đỉnh một năm 55,69 USD/thùng hôm 3/2.